Những điều kiêng kỵ trong đám tang không phải ai cũng biết

Khi gia đình có tang lễ, bạn cần phải kiêng kỵ một số điều để cuộc sống ở phía trước được tốt đẹp hơn. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những điều kiêng kỵ trong đám tang mà không phải ai cũng biết.

Xem thêm: Phong tục đám ma miền Bắc diễn ra như thế nào?

Những điều kiêng kỵ trong đám tang

Đám tang là điều mà không ai muốn, nhưng con người không ai là không thoát khỏi cửa “sinh, lão, bệnh, tử”. Vì vậy, trong gia đình nếu có người chết đi, bạn cần phải xem qua những điều kiêng kỵ sau đây để cuộc sống phía trước được diễn ra một cách dễ dàng hơn.

Kiêng kỵ cha mẹ đưa tang con cái

Theo lẽ thường tình, con cháu là người đưa tiễn ông bà, cha mẹ về nơi an nghỉ cuối cùng. Vì vậy trong gia đình, nếu như con cái chết trước cha mẹ là điều trái với lẽ thường tình. Việc cha mẹ đưa tiễn con cái là một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang, bởi vì nó được coi như là vô phúc, người chết trẻ là người bất hiếu với cha mẹ.

Kiêng kỵ cha mẹ đưa tang con cái

Kiêng kỵ mai táng vào ngày trùng tang

Khi trong nhà có đám tang, cần phải kiêng kỵ mai táng người mất vào ngày trùng tang. Bởi vì theo quan niệm, mai táng vào ngày đó thì thần trùng sẽ về bắt con cháu trong gia đình, khiến cho con cháu chết trùng tang tiếp. Điều này là đại kỵ trong phong tục ma chay của người Việt Nam.

Kiêng kỵ người chết mang theo đồ vật của người sống

Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang đó là kỵ người chết mang theo đồ của người sống. Theo quan niệm dân gian, những đồ vật của người sống đã được sử dụng có hơi của họ ở trong đó, nếu như người chết mang đi có nghĩa là họ đã mang đi luôn cả hơi của người còn sống. Có lẽ vì vậy mà cuộc sống của người còn sống sẽ không được trọn vẹn.

Kiêng kỵ mặc quần áo thừa hoặc sử dụng đồ của người chết

Khi có một người trong gia đình chết đi, một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang là không nên mặc quần áo thừa và sử dụng đồ thừa của người chết bởi vì âm hồn của người chết sẽ đòi lại đồ của họ, điều đó khiến cho người còn sống bị đau ốm, quặt quẹo, thậm chí là có thể bị bắt theo trong tương lai.

Kiêng kỵ cho người đã khuất ở trần

Theo quan niệm, khi người chết từ trần, họ cần được tắm rửa sạch sẽ, sau đó mặc quần áo đẹp cho họ. Thường là mặc áo liệm được sắm 3,5,7 cái chứ không dùng số chẳn vì số chẳn là điều cấm kỵ. Không chỉ thế, số chẳn có thể gây tai hoạ ập đến gia đình của họ. Khi chọn vải cho áo liệm thường là vải bằng lụa, cấm kỵ dùng các loại vải gấm hoặc satanh nếu như không muốn ban phúc cho con cháu. Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang nữa là kỵ mặc áo da và lông cho người đã khuất bởi vì những áo này sẽ khiến cho người chết đầu thai thành động vật ở kiếp sau.

Kiêng kỵ cho người đã khuất ở trần

Kiêng lấy vợ gả chồng khi đang để tang

Người xưa quan niệm, con cái thường để tang 3 năm. Trong thời gian này, con cái không nên lấy vợ, lấy chồng nếu không muốn làng xã khinh rẻ là bất hiếu. Ngày nay, việc để tang được giảm xuống còn 1 năm, sau 1 năm con cái có thể lấy chồng, lấy vợ được.

Kiêng kỵ cưới vợ gả chồng

Kiêng kỵ ra thăm viếng mộ lúc nữa đêm

Một trong những điều kiêng kỵ trong đám tang đó chính là kiêng ra viếng thăm mộ lúc ban đêm, đặc biệt là trong 49 ngày để tang. Vì sao như vậy? Bởi vì trong thời gian này, âm khí rất nặng, có thể ảnh hưởng đến tính mạng của bạn, đặc biệt là gây ra sự xui xẻo cho bạn sau này.

Kiêng kỵ thăm viếng mộ nửa đêm

Kiêng kỵ cạo râu, cắt tóc trong 49 ngày

Trong thời gian 49 ngày, kiêng kỵ con cái cạo rau, cắt tóc bởi vì theo dân gian, điều này là để bày tỏ nỗi đau buồn cùng cực, đến mức không có thời gian chỉn chu cho bản thân mình.

Vợ chồng kiêng quan hệ trong đám tang

Khi gia đình có tang gia, nên kiêng các việc như quan hệ vợ chồng, bởi việc này có thể được coi là không tôn trọng người đã chết, ích kỷ, chỉ biết hưởng thụ cho những lạc khoái riêng của bản thân mình.

Trên đây là những điều kiêng kỵ trong đám tang không phải ai cũng biết. Chúng tôi hiểu, đám tang là một điều gì đó rất buồn, việc mất đi một người thân yêu đã từng rất thân thiết khiến cho bạn như mất đi một phần trong cơ thể của mình. Tuy nhiên, hãy cố gắng vượt qua mọi nỗi đau, và tránh những điều kiêng kỵ trong đám tang để cuộc sống sau này được tốt hơn.

Hi vọng bài viết của công viên tâm linh Lạc Hồng Viên đã mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Nếu như bạn đang có nhu cầu tìm dịch vụ tổ chức tang lễ tại Hà Nội, vui lòng liên hệ ngay với HOTLINE 0932.289.233 của chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn thông tin hữu ích nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!