Phần mộ và Bia mộ là gì? Quy định chung trong thiết kế mới hoặc cải tạo mộ và bia mộ trong các công viên tâm linh là gì?

congvientamlinh

Trong công tác an tán, phần mộ và bia mộ đang không được nhiều người hiều đúng. Vậy phần mộ là gì? Bia mộ là gì? Quy định chung trong thiết kế và cải tạo mồ mả?

Phần mộ và Bia mộ là gì?

Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9412:2012 về Mộ và bia mộ – Tiêu chuẩn thiết kế thì:

Mộ phần/Phần mộ là nơi lưu giữ hoặc chôn cất thi hài, hài cốt của người chết bao gồm huyệt mộ và phần địa tĩnh xung quanh.

Bia mộ là tấm đá (bê tông,…) ghi tên, tuổi, quê quán, ngày mất người chết được đặt trên mộ

Mộ phần và bia mộ

CHÚ THÍCH: Tùy theo yêu cầu, trên bia mộ có thể có thêm di ảnh và các thông tin về học vị, chức vụ của người chết.

Ngoài ra:

Mộ hung táng là nơi chôn cất thi hài của người chết xuống mặt đất (địa táng). Được phép trong một khoảng thời gian nhất định (từ 3 đến 5 năm).

Mộ cát táng là nơi chôn cất hoặc lưu giữ hài cốt xuống mặt đất sau khi hung táng.

Địa hỏa táng là hình thức lưu giữ tro hài cốt xuống mặt đất sau khi hỏa táng.

Địa tĩnh là phần đất thuộc mộ phần xung quanh huyệt mộ

Mộ chôn cất một lần là nơi chôn cất thi hài của người chết xuống mặt đất vĩnh viễn mà không phải qua giai đoạn cải táng.

Ngăn lưu cốt hỏa táng là nơi lưu, cất giữ tro hài cốt hỏa táng

Mộ chí là phần mộ chỉ có bia mộ đặt trên đó mà bên trong không có hài cốt của người được chôn cất.

Phần mộ và bia mộ

Quy định chung trong thiết kế mới hoặc cải tạo mộ và bia mộ trong các nghĩa trang nhân dân là gì?

Căn cứ tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9412:2012 về Mộ và bia mộ – Tiêu chuẩn thiết kế:

Theo đó, quy định chung trong thiết kế mới hoặc cải tạo mộ và bia mộ trong các nghĩa trang nhân dân là:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, có hiệu quả. Bảo đảm các yêu cầu về mỹ quan, cảnh quan và vệ sinh môi trường
  • Việc phân khu chức năng, phân lô mộ, nhóm mộ, hàng mộ, khoảng cách giữa các mộ phải thuận tiện cho việc thực hiện các nghi lễ.
  • Kích thước, kiểu dáng các mộ, bia mộ phải đảm bảo kích thước theo quy định tại 6.7 của tiêu chuẩn này. Được sự chấp thuận của chính quyền địa phương theo phân cấp quản lý
  • Phải có hệ thống thu gom và xử lý nước thải, rác thải từ các khu vực chôn cất các mộ phần. Tránh bị úng ngập cũng như tránh rò rỉ nước của nghĩa trang ra khu vực xung quanh
  • Phải có giải pháp trồng cây xanh, vườn hoa, thảm cỏ trong nghĩa trang
  • Các chỉ tiêu liên quan đến yêu cầu quy hoạch và thiết kế nghĩa trang tham khảo các quy định trong TCVN 7956 : 2008 và các quy định về công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị.

Diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân trong các nghĩa trang nhân dân là bao nhiêu?

Căn cứ tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9412:2012 về Mộ và bia mộ – Tiêu chuẩn thiết kế quy định yêu cầu và kiểu dáng thiết kế mộ và bia mộ:

Theo đó, diện tích đất tối đa cho một phần mộ cá nhân được quy định như sau:

  • Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ hung táng và chôn cất một lần: người lớn: không lớn hơn 5,0 m2; trẻ em: không lớn hơn 3,0 m2;
  • Diện tích sử dụng đất cho mỗi mộ cát táng, địa hỏa táng: không lớn hơn 3,0 m2.
  • Thể tích ô để lọ tro hỏa táng: ≤ 0,125 m3/ô

Lưu ý số 1: Một phần mộ bao gồm:

  • Huyệt mộ,
  • Nơi thắp hương,
  • Bia mộ,
  • Cây xanh trên mộ và xung quanh mộ.

Mỗi khu mộ hung táng hoặc chôn cất một lần được phân thành các lô. Mỗi lô không được vượt quá 200 mộ. Đối với khu cát táng, địa hỏa táng mỗi lô không vượt quá 400 mộ. Nên bố cục không gian đối xứng, phù hợp với đặc thù khu đất.

Khi bố trí các khu mộ, lô mộ, hàng mộ, dãy mộ phải chú ý đến hướng gió, nắng và phải được phân khu chức năng rõ ràng trong sơ đồ cơ cấu tổ chức không gian quy hoạch. Đáp ứng tốt mối quan hệ giữa xây dựng trước mắt và yêu cầu phát triển mở rộng trong tương lai.

Các lô mộ được giới hạn bởi các đường đi bộ. Trong mỗi lô mộ được chia ra thành các nhóm mộ. Trong mỗi nhóm mộ hoặc lô mộ có các hàng mộ.

Lưu ý số 2: Kích thước tối đa của các mộ phần và huyệt mộ phù hợp với quy định về các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị và được quy định trong Bảng 1.

Bảng 1 – Chỉ tiêu về kích thước mộ, bia mộ, ngăn lưu cốt trong nghĩa trang

Kích thước tính bằng milimét

Loại mộDàiRộngCao
1. Mộ hung táng:
– Mộ phần2 7001 200800
2. Mộ cát táng
– Mộ phần1 5001 0001 500
3. Mộ chôn cất một lần2 7001 6002 000
4. Ngăn lưu cốt hỏa táng500500500
5. Bia mộ (dài x rộng)
– Bia mộ hung táng650320
– Bia mộ cát táng400300
– Bia mộ chôn cất một lần500350

GHI CHÚ:

1- Chiều cao mộ phần được tính từ mặt đất.

2- Kích thước bia mộ nêu trong bảng thường được áp dụng cho các mộ phần tại khu vực miền Bắc

3- Chiều cao tối đa của một mộ phần là 2,0 m. Đối với khu vực trung du, miền núi, do địa hình đồi núi dốc nên chiều cao của mộ phần chôn cất một lần phải đạt được là 2,3 m đến 2,6 m (kể cả chiều cao bia mộ)

Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên

Công viên nghĩa trang Lạc Hồng Viên toạ lạc trên Quốc lộ 6, thuộc xóm Tân Lập, xã Mông Hoá, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hoà Bình. Công viên nằm cách Hà Nội 52km, cách thành phố Hoà Bình 20km.

công viên nghĩa trang lạc hồng viên
Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên

Sở hữu diện tích 98 ha, nằm trên 9 quả đồi, với 9 cơ suối tự nhiên chạy quanh. Công viên hội tụ đủ tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng với thế Long Chầu Hổ Phục – Sơn Thuỷ Hữu Tình.

Với vị trí địa lý đắc địa, Lạc Hồng Viên được xem là:

Nơi giao thoa giữa đất trời và lòng người

Nơi giữa mọi khoảng cách được xoá nhoà

Những gì còn lại chỉ có thể là tình thân và niềm tri ân!

Hy vọng qua bài viết bạn đã hiểu biết cơ bản mộ phần, bia mộ. Liên hệ tư vấn Mrs Giang để được tư vấn về mộ phần tốt nhất.

Mrs Giang :0932.289.233Công viên tâm linh Lạc Hồng Viên

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!