Những điều kiêng kỵ khi khâm liệm không phải ai cũng biết

Khâm liệm là một trong những phong tục ma chay của người Việt. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra những điều kiêng kỵ khi khâm liệm mà không phải ai cũng biết, mời bạn cùng theo dõi.

Xem thêm: Tất tần tật tang lễ sau đám tang có thể bạn chưa biết

Khâm liệm là gì?

Khâm liệm là một trong những cách thức chuẩn bị để bao bọc thân thể của người đã mất bằng một tấm vải sau khi đã được thầy cúng thực hiện lễ mộc dụng (lễ tắm rửa cho người đã khuất) sau đó tiến hành giai đoạn nhập quan.

Khâm liệm là một phong tục ma chay của người Việt

Vào những ngày xa xưa, cuộc sống còn khó khăn thì họ dùng vải trắng đơn giản để làm nghi thức tẩm liệm, còn bây giờ, cuộc sống hiện đại và đầy đủ thì chúng ta thường dùng vải lụa để làm khâm liệm.

Cách khâm liệm như thế nào cho chuẩn?

Để khâm liệm, đầu tiên thầy cúng sẽ xem kỹ ngày giờ tốt mới tiến hành thủ tục ma chay, nếu như đúng ngày tốt, giờ tốt thì sẽ tiến hành khâm liệm.

Người nhà sẽ trải chiếu cạnh quan tài và đặt người đã khuất nằm xuống miếng vải lớn đã chuẩn bị trước đó, bên dưới sẽ có thêm 3 chiếc đai bằng vải trắng ngang bắp chân, mông và cả vai. Người nhà bọc vải từ bắp chân đến thân, đầu của người đã khuất. Lưu ý, trong đoạn này phải để lộ mặt của người đã khuất để con cháu có thể nhìn thấy khuôn mặt của người đã khuất lần cuối cùng trước khi đem chôn.

Công đoạn khâm liệm
Phong tục khâm liệm

Trong quá trình thực hiện khâm liệm, người nhà cần phải lưu ý những điều cơ bản như sau:

  • Người nhà cần dùng nước nóng sau đó lấy khăn lau sạch cơ thể cho người mất rồi lấy quần áo mới thay vào, số quần áo cũ còn lại thì đem gấp bỏ vào quan tài khi khẩm liệm.
  • Khi khâm liệm phải cắt bỏ hết cúc áo cho người chết, lý do rất đơn giản bởi vì theo quan niệm của người xưa, họ hay làm nút áo bằng vật liệu nhôm hoặc đồng, khi chôn người chết, xác của người chết một thời gian được phân huỷ còn lại nút áo sẽ rơi lên xương tạo ra một chất ten thấm vào xương cốt, điều này là không tốt vì vậy mới cắt bỏ cúc áo cho người chết. Không chỉ thế, 5 cúc áo còn đại diện cho 5 đức tính của con người: Nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Việc cắt cúc áo hoặc cúc quần của người chết với hàm ý để dành các đức tính tốt đẹp ấy lại cho con cháu hưởng thụ.
  • Trà khô giúp rút hơi của người đã khuất, vì vậy người nhà cần mua một ít trà khô để trải đều khoảng 2 phân dưới đáy áo quan khi tẩm liệm.
  • Lấy tấm vải trắng rộng khoảng 1m6 trải xuống rồi đặt người mất giữa tấm vải một cách ngay ngắn.
  • 4 người thân trong gia đình sẽ làm theo thứ tự: Con trai trưởng sẽ ở đầu của người mất, 3 người còn lại thì 1 người ở dưới chân, một ở bên hông trái và một bên hông phải. Nắm mép vải nâng lên rồi đặt nhẹ người mất vào áo quan để tiến hành khâm liệm.
Cắt bỏ những cúc áo của người chết để tránh gây ảnh hưởng đến người chết

Khi đã khâm liệm xong, công đoạn tiếp theo sẽ là nhập quan và phát tang, sau cùng thì cáo phó cho người thân và bạn bè gần xa để viếng thăm người chết.

Những điều kiêng kỵ khi khâm liệm không phải ai cũng biết

Phong tục khâm liệm là một trong những phong tục ma chay cực kỳ quan trọng của người Việt. Trong khi thực hiện phong tục này, cần phải lưu ý những điều kiêng kỵ khi khâm liệm như sau:

Đừng để chó mèo lại gần thi thể khâm liệm

Tại sao như vậy? có thể nói đây là một trong những điều kiêng kỵ khi khâm liệm, bởi vì việc chó mèo lại gần thi thể của người đã khuất sẽ khiến cho tình trạng quỷ nhập tràng xuất hiện (quỷ nhập tràng có nghĩa là người chết bật dậy để bắt người).

Khi mua quan tài, tránh loại quan tài được làm bằng gỗ cây liễu

Người xưa quan niệm rằng, gỗ cây liễu là loại gỗ không cho ra hạt, và điều này sẽ làm cho con cháu của người chết không có người nối dõi tông đường. Vì vậy mà họ thường sử dụng cây bách, cây tùng để làm quan tài là chính.

Tránh sử dụng quan tài bằng gỗ liễu

Đừng để nước mắt rơi vào thi thể của người chết khi khâm liệm

Lúc khâm liệm, tránh tình trạng vì quá xúc động mà người thân khóc lóc làm rơi nước mắt xuống thi thể người chết. Đơn giản vì điều này sẽ khiến cho con cháu đời sau làm ăn khó khăn, không chỉ thế nó còn khiến xảy ra tình trạng quỷ nhập tràng.

Ngoài những điều kiêng kỵ khi khâm liệm ở trên, bạn cần phải biết những điều kiêng kỵ trong đám tang để tránh những chuyện không hay có thể xảy đến với gia đình và dòng tộc của bạn.

Hãy sử dụng dịch vụ tang lễ trọn gói Lạc Hồng Viên để nguòi thân của bạn được an nghỉ

Khâm liệm là một phong tục ma chay của người Việt. Khâm liệm cần được thực hiện một cách chỉn chu, cẩn trọng. Nếu như gia đình bạn vừa có người đi về cõi thiên thu, hãy liên hệ ngay với dịch vụ tang lễ trọn gói Lạc Hồng Viên qua HOTLINE 0932.289.233 để chúng tôi có thể hỗ trợ bạn làm dịch vụ tang lễ một cách tốt nhất, tránh những bối rối không đáng có trong quá trình tổ chức tang lễ cho người thân của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!